Bánh chưng từ xưa đã là món ăn cổ truyền không thể thiếu của người Việt Nam. Bánh chưng có muôn vàn biến tấu khác nhau, tạo nên sự độc đáo cả về hương vị lẫn hình ảnh.
1. Bánh chưng đen:
Đặc sản của người Thái Mường Chanh ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Công đoạn làm bánh chưng đen cũng giống như loại bánh chưng khác nhưng nguyên liệu chủ yếu tạo nên màu sắc và hương vị của nó chính là cây vừng đen. Vừng đen được phơi khô đốt thành than, tiếp đến giã mịn thành bột rồi trộn với gạo nếp, đảo đều tay làm sao cho hạt gạo nếp thành màu đen bóng đặc trưng.
Tục lệ người Thái tuyển con dâu trước đây còn được dựa trên tài năng gói bánh của cô gái. Họ quan niệm rằng con gái phải biết gói bánh chưng đẹp, khi bóc ra bánh phải đen bóng, có độ dẻo quánh và lúc thưởng thức thì bánh có đủ vị thì mới là người con gái giỏi giang, dâu hiền vợ thảo.
2. Bánh chưng ngũ sắc:
Tượng trưng cho nguyên tố ngũ hành kim mộc, thủy, hỏa, thổ. Màu đỏ làm từ gấc, màu xanh của lá riềng, màu trắng của gạo nếp, màu vàng của nghệ, và màu tím than của nếp cẩm. Bánh chưng ngũ sắc khá bắt mắt với màu sắc độc đáo của mình. Hương vị của bánh cũng khá đậm đà, riêng biệt với những loại bánh chưng còn lại.
3. Bánh chưng gấc:
Đây là loại bánh truyền thống của làng Tranh Khúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Vỏ bánh là gạo nếp trộn với ruột gấc để có màu đỏ tươi. Khi gói bánh, lá dong sẽ được gói với mặt xanh đậm quay ra ngoài thay vì quay vào trong như những loại bánh chưng còn lại. Màu đỏ của bánh tượng trưng cho sự may mắn trong năm mới.
Vị ngọt của gấc kết hợp hoàn hảo với vị ngọt của đậu xanh cùng vị thơm béo của thịt lợn và chút cay nồng của tiêu xay tạo nên món ngon khó cưỡng trong mâm cỗ ngày Tết
4. Bánh chưng chay:
Bánh chưng chay thường được ăn vào mùng 1, lễ chùa,… cho những người theo Phật. Bánh cũng khá được ưa thích với những người thích ăn chay, hoặc đơn giản là muốn thử vị bánh chưng không thịt. Thịt lợn được thay thế bằng nấm hương, tạo nên một chiếc bánh chưng thanh đạm. Đặc biệt, bởi vì không sử dụng thịt lợn, bánh chưng chay có thể bảo quản được lâu hơn so với bánh chưng nhân thịt truyền thống.
5. Bánh chưng nếp cẩm:
Nếp cẩm được sử dụng để làm rượu, làm sữa chua, nhưng ít người biết rằng nó còn có thể làm bánh chưng nữa. Bánh chưng nếp cẩm là một trong những món đặc sản của vùng Tây Bắc Việt Nam.
Thịt lợn trong nhân bánh là thịt lợn đen được nuôi thả trong rừng,
Thay vì sử dụng thịt lợn nuôi nhốt như ở bánh chưng xanh truyền thống.
6. Bánh chưng cốm

Món quà của lúa non này khá phổ biến trong ẩm thực Việt Nam
Nên cũng không có gì ngạc nhiên khi cốm được sử dụng để làm bánh chưng.
Bánh chưng cốm có màu xanh lá cây đậm, quyện với mùi thơm của cốm tạo nên một món ăn khó cưỡng cho ngày Tết.